Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ ở bà bầu là một nỗi sợ của mỗi mẹ bầu. Căn bệnh trĩ sẽ làm các mẹ bầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh và gây cảm giác đau đớn vô cùng. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé không chỉ trong thai kỳ mà cả khoảng thời gian sau sinh.

Nguyên nhân bệnh trĩ ở bà bầu

Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Không gian dần trở nên hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
Nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng.
Một yếu tố khác là sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ. Để có thể cung cấp cho thai nhi lượng oxi dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxi
Nếu bạn có tiền sử bệnh trĩ , nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn thứ II của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn hai này lâu và bị kéo dài cũng sẽ là một mối đe dọa lớn.

Xem thêm:

download (9)

Điều trị trĩ hiệu quả

Điều quan trọng là bạn phải nhận ra sớm nếu có các dấu hiệu trĩ. Bác sĩ gia đình, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa của bạn có thể giúp bạn biết chắc chắn về điều đó. Đừng xấu hổ, bạn có thể chắc chắn rằng họ cũng từng nhìn thấy hàng ngàn búi trĩ khác. Nếu họ cũng đã có một đứa con, họ sẽ càng đồng cảm với bạn.
Có nhiều cách điều trị trĩ mà mỗi cách lại cho một có hiệu quả rất khác nhau . Nhưng thực tế, điều trị chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Hầu hết phụ nữ cho biết rằng họ rất khó chịu với các triệu chứng đó và chỉ cảm thấy thoải mái sau khi đã sinh con. Thậm chí có người đã mất vài tuần để tình trạng bị trĩ hoàn toàn mất đi.
  • Tránh bị táo bón.
  • Có một loạt các loại kem có thể giúp giảm thiểu ứ máu. Nhưng bạn cần nói chuyện với dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào trong khi mang thai.
  • Ngoài ra, có các loại kem giúp bôi trơn tại hậu môn sẽ giúp thải phân dễ dàng hơn.
  • Bạn có thể uống một chút thuốc nhuận tràng. Nó giúp làm mềm phân và giúp điều hòa tần suất chuyển động trong ruột.
  • Bạn cũng có thể mua miếng tẩm thuốc được ngâm tẩm với kem hoặc thuốc nước.
  • Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa thuốc gây mê hoặc gây tê cục bộ, rất hiệu quả để giảm đau.
  • Chườm lạnh / lau rửa và tắm nước mát cũng sẽ có hiệu quả.
  • Gói chườm đá cũng rất hữu ích, nhưng không nên dùng trong thời gian dài. Hãy đảm bảo đá lạnh được bọc gói với một miếng vải mềm được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bi-cacbonat có trong soda được hòa tan trong một bồn tắm nước ấm cũng có thể giúp ích cho bạn
    Tránh nâng vật nặng. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.
  • Việc Giữ vùng hậu môn rất sạch sẽ là rất quan trọng. Sau khi đi tiêu hãy đảm bảo bạn đã làm sạch mình rất kỹ bằng giấy vệ sinh mềm và khăn lau. Bạn có thể dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Đừng ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
  • Tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị. Nó có thể dẫn đến việc bị đau hơn nữa khi đi vệ sinh.
    Tránh làm trầy xước da nếu bạn bị ngứa. Điều này có thể làm hỏng thành tĩnh mạch và suy chúng yếu thêm.
  • Hãy tập luyện Kegels chăm chỉ. Chúng giúp bạn duy trì sức mạnh sàn chậu và sức khỏe, đảm bảo là tất cả mọi thứ trong cơ thể bạn có được sức mạnh vốn có của nó.
  • Ngủ nghiêng hẳn về một bên mà không phải là nằm ngửa hoặc sấp. Nghiêng trái là vị trí tốt nhất để giảm bớt ứ máu tại vùng chậu / hậu môn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa. Sẽ thật vô ích nếu có một bộ tiêu hóa yếu ớt.
  • Tránh tăng cân quá nhiều. Việc tăng cân lành mạnh nhất trong thai kỳ là ở trong khoảng 10-12 kg, nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hàng loạt các biến chứng khác.
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài vì sẽ gây tụ máu trong khu vực xương cùng.
  • Một chiếc gối có hình chữ O thể sẽ hữu ích. Mặc dù có một số ý kiến bất đồng của những người thực hiện chăm sóc sức khỏe rằng chúng sẽ hạn chế lưu lượng máu lưu chuyển ra- vào khu vực.
Xem thêm:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?"

Back To Top