Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Có thai ngoài tử cung là gì?

có thai ngoài tử cung là gì? Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ.

Dấu hiệu thai ngoài tử cung

– Chậm kinh: Người bệnh có dấu hiệu chậm kinh, thử nước tiểu cho thấy dấu hiệu có thai, thậm chí có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.
– Chảy máu âm đạo: Xuất hiện muộn hơn, thường là lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì), làm cho người bệnh nhầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh nên chủ quan không đi khám.
– Đau bụng: Đau bụng, thường là do tình trạng căng giãn của vòi trứng. Người bệnh thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, đau có thể giảm tạm thời với các thuốc giảm đau nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết thời gian tác dụng. Hiếm hơn, có người có cảm giác đau vùng vai, do có hiện tượng tích tụ dịch hay máu trong ổ bụng, gây phản xạ trên thần kinh vùng bụng và gây ra đau vai.
Nếu có cơn đau dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả người hay ngất xỉu là dấu hiệu khối thai bị vỡ, có thể gây chảy máu nhiều trong ổ bụng, rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
Do đó, khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén), thai phụ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và được tư vấn đầy đủ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ thai ngoài tử cung, cần phải nhập viện ngay để các bác sĩ theo dõi, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được biến chứng và tăng khả năng năng duy trì chức năng sinh sản bình thường.

Xem thêm:


Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung

– Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.
– Những người đã từng được điều trị thai ngoài tử cung có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.
– Viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.
– Những người đã từng điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và bất kỳ phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
– Những người đã sử dụng ma túy hoặc từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
– Phụ nữ sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai nhưng phương pháp này vô tình mất tác dụng khiến bạn mang thai sẽ có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung. Chính vì vậy bạn nên chọn thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su để tránh thai là an toàn hơn cả.

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một bệnh không mong đợi ở tất cả mọi phụ nữ đang mong muốn có con nhưng đôi khi thai ngoài tử cung là khó tránh và phải chấp nhận.
Các bác sĩ khuyên, khi nghi ngờ bị thai ngoài tử cung, sản phụ nên thăm khám bác sĩ để được theo dõi và hướng dẫn cách điều trị. Nếu nguyên nhân là do bẩm sinh hoặc từng phẫu thuật vùng bụng sẽ rất khó phòng tránh.
Tuy nhiên nếu thai ngoài tử cung do tình trạng viêm nhiễm sinh dục thì hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, tránh nạo phá thai bừa bãi, và đi khám phụ khoa định kỳ.
Lưu ý, để bác sĩ sớm phát hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung, khi đi thăm khám, thai phụ nên nói rõ tình trạng sức khỏe trước đây của bản thân như từng nạo phá thai, có mắc bệnh phụ khoa, có thực hiện phẫu thuật vùng ổ bụng…
Xem thêm:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Có thai ngoài tử cung là gì?"

Back To Top