Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu bị viêm gan b có sao không?

Bà bầu bị viêm gan b có sao không? Nếu mắc viêm gan B, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da (mắt và màu da trở nên vàng nhợt). Một số trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng nên thậm chí, người bệnh không thể tự nhận biết mình đã mắc bệnh.

Virus viêm gan b lây nhiễm

Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao qua máu, chất dịch vùng kín (cả ở nam giới và nữ giới) và các chất dịch khác trong cơ thể. Thai phụ sẽ mắc viêm gan B theo những con đường sau:
  • Quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B.
  • Bẩm sinh.
  • Sử dụng chung bàn chải đánh răng (có dính máu của người mắc viêm gan B).
  • Nhận máu từ người nhiễm bệnh.

Bà bầu bị viêm gan b có sao không?

Thai phụ bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây truyền sang thai nhi là khoảng 10%, khi nhau thai bị tổn thương vi khuẩn viêm gan loại B sẽ chạy sang thai nhi qua nhau thai.
Đối với những thai phụ dương tính với vi khuẩn kháng nguyên bề mặt gan B (HBsAg), thì sẽ lây truyền sang thế hệ sau qua đường sản đạo trong quá trình sinh nở chiếm 90%.

Xem thêm:

Trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh sẽ vô tình nuốt một 1 lượng lớn nước ối, máu, dịch tiết ra từ âm đạo… bị nhiễm vi khuẩn viêm gan B, hoặc niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình sinh nở, đây cũng là một con đường lây nhiễm. Cho bé bú sữa mẹ cũng có thể bị lây nhiễm, ngời ta đã thấy sữa mẹ dương tính với kháng nguyên viêm gan B (HBeAg); hoặc đầu nhũ hoa bị tổn thương, máu sẽ lẫn vào với sữa, khiến cho hàm lượng vi khuẩn viêm gan B tăng lên trong sữa mẹ. Vi khuẩn viêm gan B sau khi lây truyền qua đường mẹ sang con, có thể biến thành vi khuẩn viêm gan B không triệu chứng, một số ít khác sẽ kích thích cơ thể trẻ sản sinh ra kháng thể vi khuẩn gan B, hoặc phát sinh viêm gan cấp tính, thậm trí suy kiệt gan dẫn tới tử vong. Hơn 90% trẻ sơ sinh trở thành bệnh nhân nhiễm vi khuẩn viêm gan B, hoặc viêm gan mãn tính, mặc dù sự phát triển của cơ thể và trí lực của trẻ không bị ảnh hưởng, nhưng 2-30 năm sau dễ trở thành sơ gan hoặc ung thư gan.
Các phương pháp đề phòng truyền nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con: Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nếu bị viêm gan B, thì tạm thời không nên kết hôn, đợi chữa khỏi bệnh rồi mới kết hôn. Nếu đã kết hôn nên tránh thai tuyệt đối, để tránh cho con vừa mới chào đời đã bị bệnh. Nếu dương tính với vi khuẩn kháng nguyên bề mặt gan B (HBsAg), đặc biệt là sản phụ có dương tính đồng thời với kháng nguyên e gan B (HBeAg), cần tuyệt đối không cắn hay nhá đồ ăn cho con.
  • Do sự lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường bú sữa mẹ không nguy hiểm như đường máu, vì vậy sau khi bé đã tiêm HBIG và vắcxin gan B thì có thể cho bé bú sữa bình thường.
  • Cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin HBIG, sau khi tiêm vắcxin có thể giảm thiểu hoặc ngăn chặn hoàn toàn lượng vi khuẩn viêm gan B chạy vào gan. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi bé chào đời tiêm 200 đơn vị quốc tế HBIG và trong vòng nửa tháng sau lại tiêm thêm 200 đơn vị quốc tế nữa; sau đó tiêm 100 đơn vị vắcxin gan B vào các tháng tuổi thứ 1, 3,7.
  • Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, phải tiêm trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, sau đó tiêm thêm mũi nữa khi bé tròn 1 tháng, và tiêm mũi thứ 3 khi bé tròn 6 tháng, tổng cộng là 3 mũi, liều lượng mỗi lần là 10mg. Hiệu quả phòng ngừa đạt tới 80-90%, thời gian miễn dịch là khoảng 3-5 năm, sau 3-5 năm lại tiêm.

Cách phòng ngừa viêm gan b

Tiêm chủng viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này ở trẻ em, hiệu quả có thể đạt đến trên 95% ở trẻ em. Nên cho các cháu tiêm càng sớm càng tốt và tiêm đủ ba mũi. Đối với người lớn, cần làm xét nghiệm trước khi chủng ngừa. Nếu chưa bị bệnh cũng chỉ cần tiêm 3 mũi. Trường hợp quên mũi thứ ba thì trong thời gian 3 năm (kể từ khi thực hiện mũi thứ hai) có thể tiêm tiếp mà không cần lặp lại từ đầu. Khi phát hiện đã bị bệnh, nên theo dõi và điều trị, không cần tiêm chủng. Ngoài tiêm phòng, chúng ta còn có thể ngừa viêm gan B bằng các cách sau:
  • Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
  • Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
  • Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
  • Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa quy vị và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
  • Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.
Qua bài viết bà bầu bị viêm gan b có sao không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu bị viêm gan b có sao không?"

Back To Top