Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì? Với mùa hè nóng nực và oi bức thì căn bệnh nhiệt miệng thường xảy đến là chuyện hết sức bình thường. Có thể là do chế độ ăn uống nhiều chất nóng rồi kết hợp với cái nóng của mùa hè. Đặc biệt đối với những người đang mang thai thì việc bị nhiệt miệng là chuyện như cơm bữa.

Nguyên nhân và triệu chứng nhiệt miệng

Theo thông tin trên báo Giáo Dục Việt Nam, quan điểm của y học hiện đại cho hay, chứng nhiệt miệng (lở miệng) do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng.
  • Ngoài ra, chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.
  • Còn theo đông y, bệnh cũng có thể phát sinh do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi…
  • Triệu chứng nhiệt miệng thường bắt đầu với sự xuất hiện một mụn nước nhỏ. Để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi.
  • Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi… gây khó chịu, đau, xót mỗi khi nói, ăn uống.
  • Bị nặng, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm, rối loạn tiêu hóa….
  • Các vết nhiệt miệng này thường khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần phải điều trị nhưng nó lại dễ tái phát lại. Vì vậy chúng ta nên phải điều trị tận gốc bằng những biện pháp dân gian hay sử dụng những loại thuốc có công dụng trị nhiệt miệng.
Xem thêm:
download (3)

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Cà chua: có vị chua thanh và vị ngọt nhẹ, có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, vì vậy bạn thể dùng cà chua để ăn sống mỗi ngày khi bị nhiệt miệng hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày, uống từ 2 – 4 lần/ ngày.
Ăn sữa chua
Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản mà khá hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.
Mật ong
Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
Khế
Có vị chua do đó có tác dụng chữa nhiệt miệng khá tốt, giúp thanh nhiệt, lưu ý là chỉ nên sử dụng khế chua để trị bệnh thay vì khế ngọt. Có thể lấy từ 2 – 3 quả đem cắt lát mỏng hoặc giã nát, cho vào nồi đổ nước và đun sôi. Mỗi ngày dùng hỗn hợp trên để ngậm khoảng vài phút sau đó nuốt dần.
Cơm dừa
Lấy phần cơm dừa màu trắng đem đi nghiền nát sau đó ép lấy nước để súc miệng mỗi ngày.
Rau diếp cá, rau má: ăn sống, nấu canh hoặc xay lấy nước uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra nên ăn thêm nhiều trái cây như: dưa hấu, việt quất, cherry, đu đủ, chuối… để tránh tình trạng bị nhiệt vì các loại quả này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt khá hiệu quả.
Củ cải trắng
Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Củ cải
Có thể đem nấu canh hoặc ép lấy nước để uống hằng ngày giúp giảm bớt nhiệt miệng. Rau ngót, rau mùng tơi, rau dền đỏ: dùng để nấu canh với tôm, thịt có tác dụng giải nhiệt.
Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.

Phòng chống bệnh nhiệt miệng

Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số cách phòng chống nhiệt miệng: – Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2… – Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu… – Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn – Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.
Qua bài viết bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thác mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bạn chưa biết:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?"

Back To Top