Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu bị mụn có sao không?

Bà bầu bị mụn có sao không? Khi mang thai đa số các bà mẹ đều thai đổi từ cơ chế dinh dưỡng, tâm lý tác động bên ngoài. Nhất là khi mọc mụn thì bà bầu phải làm thế nào. Ai cũng biết mang thai không được phép uống các loại thuốc đề kháng ảnh hưởng đến thai nhi. Việc trị mụn trứng cá cho người bình thường đã khó thì đối với phụ nữ mang thai càng khó hơn

Bà bầu bị mụn có sao không?

Bạn biết rằng chúng ta thường bị mụn trứng cá do 2 yếu tố đó chính là do tuổi dậy thì và do yếu tố nội tiết. Hiện tượng mụn trứng cá trong thời kì mang thai được xếp và nhóm nguyên nhân do nội tiết tố.
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Trong suốt thời kỳ mang thai, nội tiết dao động mãnh liệt. Nồng độ cao của nội tiết androgen kích thích tuyến bã tăng sản xuất dầu, làm da bạn nhờn hơn. Da càng nhiều dầu thì càng dễ bị các mụn đầu đen, mụn lẩn mẩn.
Thời kì đầu của thai kì, tức là trong 3 tháng đầu tiên là lúc mụn xuất hiện và phát triển nhiều nhất. Một số người may mắn thì mụn trứng cá tự biến mất sau một thời gian sinh con và làn da trở nên trắng hồng, mịn màng hơn nhưng cũng có những người kém may mắn hơn khi tình trạng mụn vẫn tiếp tục tái diễn. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng không phải ai mang thai cũng bị mụn.

Xem thêm:



Cách trị mụn cho bà bầu

Chị em có thể rất phiền lòng với mụn trứng cá khi mang thai nhưng đó cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy hàm lượng hoocmon đang thay đổi đúng hướng. Thông thường, hàm lượng kẽm thấp là nguyên nhân cơ bản gây ra mụn trứng cá, ngoài ra nó cũng làm chậm quá trình lành vết thương trên da. Nhau thai là nơi dự trữ nhiều kẽm nhất trong cơ thể để cung cấp cho cơ thể khi cần thiết. Vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung kẽm, nhất là trong thời gian mang thai để đảm bảo lượng dự trữ đầy đủ. Kiểm tra lượng kẽm trong huyết thanh là một trong những phương pháp giúp mẹ biết mình có đang thiếu kẽm hay không. Bên cạnh đó, mẹ cần nhớ bổ sung vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa mụn trứng cá, uống nhiều nước để đào thải các độc tố trong cơ thể.
Dầu dừa
Dầu dừa là một trong các sản phẩm hữu ích giúp chị em “đánh bay” mụn trứng cá trong thời gian mang thai. Đừng nhầm lẫn nó với các loại dầu khác. Dầu dừa là “người bạn tuyệt vời” của làn da mụn với đặc tính kháng nấm và chống vi khuẩn. Nó cũng rất tốt cho tim, tăng cường hệ thống miễn dịch và nhiều tác dụng khác nữa.
Thay thế kem dưỡng ẩm hiện tại của bạn bằng dầu dừa hoặc thoa một lớp mỏng lên da ít nhất một lần một ngày để có được làn da mịn màng như mong muốn. Xin mách mẹ một lợi ích nữa của dầu dừa để sau này mẹ có thể áp dụng. Dầu dừa có thể chữa trị “cứt trâu” trên da đầu trẻ sơ sinh, bởi lớp vảy đó cũng được hình thành do tuyến nhờn của da tiết ra chất nhờn và da đầu bị chết và hóa sừng, tích tụ trong thời gian dài.
Mặt nạ khoai tây, sữa tươi và mật ong
Lấy một củ khoai tây hấp chín, bóc vỏ rồi dầm cho mịn, cho thêm 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 1 thìa sữa tươi không đường trộn đều.
Dùng hỗn hợp này đắp lên mặt, rửa lại với nước ấm sau 20 phút. Thực hiện tuần 2 lần.bruno
Mặt nạ khoai tây, sữa tươi, dầu oliu
Khoai tây hấp chín, bỏ vỏ dầm nhuyễn, cho và 1 thìa sữa tươi không đường và 1 thìa cà phê tinh dầu oliu trộn thật đều.
Đắp hỗn hợp này lên da, để 20 phút rồi lấy nước rửa sạch.
Thực hiện tuần 2 lần. Mặt nạ này thích hợp với da khô, mất nước giúp mẹ bầu trị mụn, có làn da mềm mịn.
Khoai tây, bột yến mạch
Lấy 1 củ khoai tây luộc chín, bỏ vỏ dầm nhuyễn sau đó cho thêm 1 thìa bột yến mạch, trộn đều.
Đắp hỗn hợp này lên da, để 20 phút rồi lấy nước ấm rửa sạch.
Thực hiện tuần 2 lần, mặt nạ này phù hợp với mẹ bầu có da dầu, giúp cân bằng độ ẩm và hạn chế nhờn cho da.
Ngoài các bài thuốc trị mụn cho bà bầu từ mặt nạ tự nhiên ở trên, mẹ bầu có thể trị mụn từ bên trong cơ thể bằng cách hòa 1 thìa cà phê tinh bột nghệ vào một ly nước ấm, uống mỗi ngày 1 ly sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mụn rõ rệt.

Bà bầu lưu ý khi bị mụn

Một số “mẹo” dưới đây mẹ có thể dùng để đối phó với mụn trứng cá cả trong và ngoài thời gian mang thai.
– Tuyệt đối không nặn mụn trứng cá vì vi khuẩn có thể lây lan hoặc để lại sẹo trên da. Hãy thử các giải pháp tự nhiên như kẽm, vitamin C, dầu dừa, chế phẩm sinh học và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo an toàn mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.
– Không rửa mặt nhiều lần bằng sữa rửa mặt làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da khiến da khô và càng tiết nhiều dầu hơn hoặc da trở nên mẫn cảm hơn.
– Trang điểm ít nhất có thể. Nếu bắt buộc phải trang điểm, bạn nên dùng các mỹ phẩm dạng huyết thanh(sérum) cung cấp cho da các hoạt chất cần thiết mà không bịt kín lỗ chân lông; tẩy trang thật sạch trước khi đi ngủ.
– Rửa mặt nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
– Kiểm soát chế độ ăn để giảm và thải bỏ độc tố. Cắt giảm các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, đường tinh luyện (và bất cứ thứ gì có chất làm ngọt nhân tạo), các sản phẩm chế biến từ lúa mì… Bạn cũng đừng quên ăn nhiều rau để cơ thể khỏe mạnh, có lợi cho bé.

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu bị mụn có sao không?"

Back To Top