Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu ăn sushi có được không?

bà bầu ăn sushi có được không? Không phải món sushi nào cũng có hại cho sức khỏe của thai phụ. Các bà mẹ tương lai không cần tránh xa các nhà hàng sushi với thái độ tiếc ngẩn tiếc ngơ nếu biết nói “không” với các loài thủy hải sản chứa nhiều thủy ngân.

Sushi đối với bà bầu

Khi đang mang thai, bạn không nên ăn sushi, cá sống hay bất cứ món cá gì chưa được nấu chín kỹ.
Nguyên nhân là do trong cá sống, nguyên liệu chính trong sushi và sashimi, nhiều khả năng chứa ký sinh trùng và vi khuẩn hơn hẳn so với cá nấu chín. Ký sinh trùng sống ký sinh trong vật chủ và sử dụng chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn để phát triển. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có ít dinh dưỡng để nuôi bé. Nhất là trong thời kỳ thai đang phát triển mạnh, việc này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của thai nhi.
Chưa kể một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng còn có thể gây bệnh cho những bà mẹ mang thai có sức đề kháng kém. Các loại cá dễ bị nhiễm ký sinh trùng bao gồm cá tuyết, cá hồi, cá mú. Vì vậy nếu ăn sushi, bạn nên tránh các loại cá này.
Phụ nữ có thai cũng không nên ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, ngay cả khi chúng được nấu chín. Các loại cá này bao gồm cá kiếm, cá thu, cá mập và cá kình. Thủy ngân sẽ tác động trực tiếp tới bào thai đang phát triển và gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Với các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hơn như cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá da trơn, phụ nữ mang thai cũng chỉ nên ăn dưới 340g mỗi tuần.

Xem thêm:

download (9)

Bí quyết chọn sushi cho bà bầu

Mối e ngại đối với sushi của các bà mẹ đang mang thai không phải không có căn cứ. Cá và hải sản, nguyên liệu chính trong các món sushi không chỉ chứa nhiều vi khuẩn mà còn có hàm lượng thủy ngân cao. Tuy nhiên, không phải loại sushi nào cũng đi kèm với món sống và không phải loại cá nào cũng chứa nhiều thủy ngân. Trái lại, cá đã được nấu chín chứa các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai; thậm chí còn làm tăng sức đề kháng cho thai phụ trước một số loại vi khuẩn. Dưới đây là danh sách các món sushi không nên ăn và có thể ăn, dành riêng cho các thai phụ:
Không nên ăn:
Nhóm các món sushi có nồng độ thủy ngân cao nhất:
* Ahi (cá ngừ vây vàng)
* Aji (cá thu)
* Buri (cá ngừ vây vàng trưởng thành)
* Hamachi (cá ngừ vây vàng con)
* Inada (cá ngừ vây vàng mới nở)
* Kanpachi (cá ngừ vây vàng mới nở)
* Katsuo (cá ngừ sọc)
* Kajiki (cá kiếm)
* Maguro (cá ngừ mắt to, vây xanh, vây vàng)
* Makjiki (cá cờ)
* Meji (cá ngừ mắt to, vây xanh, vây vàng)
* Saba (cá thu)
* Sawara (cá thu ngàn)
* Shiro (cá ngừ vây dài)
* Seigo (cá tuyết con)
* Suzuki (cá tuyết)
* Toro (cá ngừ mắt to, vây xanh, vây vàng)
Có thể ăn:
Nhóm các món sushi có nồng độ thủy ngân thấp nhất; nhưng các bà mẹ đang mang thai vẫn phải ăn tiết chế trong khoảng 350 g/tuần:
* Akagai (sò lông)
* Anago (lươn biển)
* Aoyagi (nghêu)
* Awabi (bào ngư)
* Ayu (cá hồi nước ngọt)
* Ebi (tôm)
* Hamaguri (nghêu)
* Hamo (cá lạt)
* Hatahata (hải sâm)
* Himo (sò lông)
* Hokkigai (ngao biển)
* Hotategai (nghêu)
* Ika (mực)
* Ikura (trứng cá hồi)
* Kani (cua)
* Kohada (cá mòi)
* Masu (cá hồi nhỏ)
* Mirugai (ngao biển)
* Sake (cá hồi)
* Shako (tôm tích)
* Tai (cá tráp)
* Tako (bạch tuộc)
* Tobikko (trứng cá chuồn)
* Torigai (sò điệp)
* Unagi (lươn nước ngọt)
* Uni (trứng cầu gai)

Bạn chưa biết:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu ăn sushi có được không?"

Back To Top