Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu nên tiêm phòng khi nào?

Bà bầu nên tiêm phòng khi nào? Để giữ được thai nhi khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ và được sinh ra khỏe mạnh thì việc tiêm chủng trước và trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng, giúp các bé sinh ra có sức đề kháng tốt, thích ứng với môi trường mới, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ nên nhận biết được vấn đề này và lên lịch tiêm phòng một cách nghiêm túc.

Bà bầu nên tiêm phòng những gì?

Có rất nhiều bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé bạn cần đề phòng và tiêm phòng vacxin trước khi có ý định mang thai để tránh những hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, dị tật, dị dạng thai nhi…dưới đây là những loại vacxin bà bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai:
Rubella
– Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng…Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh. Rubella là 1 bệnh lành tính, chữa nhanh khỏi và có thể phòng tránh.
Viêm gan B
– Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.
Thủy đậu
– Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay…
Tiêm phòng cúm
– Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).
– Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.
Uốn ván
Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.
Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Xem thêm:

images (6)

Bà bầu nên tiêm phòng khi nào?

-Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm : Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.
Phân loại những vắc-xin khi tiêm phòng cho bà bầu
  •  Nhóm vắc xin thứ 1: Theo phân loại nhóm này bao gồm những vacxin không có hại đối với thai, mà lại còn có lợi trong việc bảo vệ thai nhi khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với môi trường mới nhanh nhất sau khi đẻ trong vài tháng đầu tiên đó là nhờ vào rau thai đã chuyển đổi chất kháng thể của mẹ cho bé.
    Bao gồm: Các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan virút B, vacxin phòng bại liệt bào chế từ những virut đã bất hoạt, vacxin phòng cúm .
  •  Nhóm vắc xin thứ 2: Những vắc xin được tiêm có điều kiện như vacxin phòng bệnh tả , các bà bầu cần phải tiêm phòng khi mà có khi dịch ở khu vực sinh sống hoặc là được khuyến cáo trên các phương tiện thông tin, và các bà mẹ mang bầu bị chó dại cắn hoặc chó có nghi ngờ bị dại thì cần phải đi khám và tiêm vacxin phòng bệnh dại, ngoài ra nhóm này cũng bao gồm cả vacxin chống bệnh sốt vàng.
  •  Nhóm vắc xin thứ 3: Nhóm này bao gồm các vacxin không được tiêm cho các bà mẹ mang thai đó là là vacxin phòng bại liệt được chế bằng vi rút giảm độc lực của Sabin, vacxin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao.
Qua bài viết bà bầu nên tiêm phòng khi nào của lamphongchina.com có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu nên tiêm phòng khi nào?"

Back To Top