Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu bị zona thần kinh có sao không?

Bà bầu bị zona thần kinh có sao không? Bệnh “giời leo” hay zona thần kinh thực chất là do vi rút herpes zoster gây ra và nó thường xuất hiện dưới hình dạng giống như một nốt phát ban hay vết bỏng rộp trên cánh tay, cẳng chân hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể.

Zona là gì?

Zona là một bệnh do virut gây nên (virut Zona – Varicelle), biểu hiện có những mụn nước ở da, kèm theo đau dọc chiều dài của dây thần kinh bị tổn thương.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả hai giới nhưng chủ yếu ở người lớn tuổi (trên 50), người suy giảm miễn dịch như mắc bệnh ung thư hoặc nhiễm HIV hoặc đang điều trị bằng corticoid. Tần suất mắc bệnh từ 1,3 – 4,8/1.000 dân/1 năm.
Vị trí tổn thương: gặp chủ yếu ở ngực, đôi khi ở lưng, mông, gáy, mặt, da đầu, chân, tay…
Thông thường, cảm giác đau sẽ giảm dần trong một tháng (chiếm khoảng 60%). Ở một số bệnh nhân, zona gây đau kéo dài nhiều tháng, thậm chí vài năm sau khi khỏi mụn nước.

Xem thêm:



Các triệu chứng và chẩn đoán bệnh zona

Nếu bạn bị bệnh thủy đậu khi còn là một đứa trẻ, bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ không bị lại khi bạn trưởng thành. Nhưng đây là điều kiện thuận lợi để bệnh Zona hình thành và phát triển. Bởi lẽ khi mắc thuỷ đậu ( mặc dù đã được điều trị), cơ thể sẽ tồn tại một loại virus “ẩn nấp” trong các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đó chính là lúc loại virus này “ lộ diện” và gây nên căn bệnh Zona – varicella-zoster virus (VZV).
Các triệu chứng sớm của bệnh zona bao gồm đau rát và ngứa, thường ở một bên của cơ thể hoặc khuôn mặt, có thể kèm theo sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy và tiểu khó.
Chứng phát ban xuất hiện với những vết sưng, mẩn đỏ. Trong một vài ngày các vết sưng trở nên phồng rộp. Các vết sưng đỏ này có thể bao trùm khắp lưng, ngực, hoặc có thể mọc ở một bên mặt. Các vết da rộp thường có vảy cứng và sẽ mất đi sau 7 đến 10 ngày. Có những trường hợp các lớp vảy sẽ chỉ bong sau vài tuần, điều này đồng nghĩa với việc cảm giác đau đớn sẽ kéo dài hơn so với thông thường (từ 1 đến 3 tháng).

Bà bầu bị zona thần kinh có sao không?

Bệnh “giời leo” hay zona thần kinh thực chất là do vi rút herpes zoster gây ra và nó thường xuất hiện dưới hình dạng giống như một nốt phát ban hay vết bỏng rộp trên cánh tay, cẳng chân hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể.
Bệnh không lây và chỉ xuất hiện sau khi bị sởi. Vi rút này có thể “nằm ngủ” im lìm trong nhiều năm và có thể “tái xuất” trên da bất kỳ lúc nào.
Mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh zona thần kinh với bệnh sởi nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bị “giời leo” trong khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Điều này có thể là do cơ thể đã tạo ra kháng thể đối với vi rút này và nó được truyền lại cho thai nhi.

Phòng và điều trị bệnh zona ở bà bầu

Theo các chuyên gia y tế thì tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp nhưng cũng không phải là không xảy ra. Vì vậy nếu bạn đang mang thai, hãy tuân thủ những thói quen lành mạnh và kịp thời báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Phát hiện và và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và đứa con của bạn. bruno
Bệnh có khả năng lây lan cao nên phụ nữ có thai nên tránh những chỗ đông người, nơi có thể là nguồn lây bệnh. Và nếu bạn đã bị thủy đậu, bạn có thể lây zona từ một ai đó đang bị thủy đậu hoặc bệnh zona.
Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh zona đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho phụ nữ mang thai nhưng bạn phải chờ ít nhất là 3 tháng sau khi chủng ngừa mới nên có thai.
Khi nghi ngờ mình bị zona, bạn nên sớm gặp bác sĩ và bắt đầu dùng một trong các loại thuốc đặc trị trong vòng một vài ngày bùng phát bệnh để có được kết quả tốt nhất và phải dùng theo chỉ dẫn để đảm bảo an toàn trong thời kỳ mang thai.
Việc điều trị phải nên tuân thủ theo bác sỹ chuyên khoa da liễu, vì vậy bạn nên đến khám bác sỹ da liễu để được hỗ trợ điều trị và bạn cũng cần biết bệnh zona kiêng gì để giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Bạn chưa biết:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu bị zona thần kinh có sao không?"

Back To Top