Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Có bầu có nên tập yoga không?

có bầu có nên tập yoga không? Bà bầu tập yoga hợp lý nhất là 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Tập yoga giúp bà bầu giảm đi cảm giác nhức mỏi và đặc biệt là tâm lý căng thẳng.

Bà bầu tập yoga có lợi không?

BS. Vũ Hồng Ngọc trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống, yoga là loại hình thể dục dưỡng sinh chủ yếu là luyện thở. Như chúng ta đã biết, thở đúng sẽ tốt cho sức khỏe. Thở đúng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng ôxy dồi dào và đào thải tốt khí cacbonic.
Khi mang thai, bộ máy hô hấp của người mẹ phải làm việc nhiều hơn lúc không mang thai. Khi thai càng lớn thì hoạt động hô hấp của bà mẹ càng tăng lên. Bình thường, thể tích không khí qua phổi là 7,25 lít/phút, khi có thai tăng lên tới 10,50 lít/phút. Nhịp thở của người có thai cũng tăng, đặc biệt vào những tháng sắp sinh, tử cung to chèn ép vào cơ hoành thì nhịp thở lại nhanh hơn.
Tuy nhiên, với người mẹ khỏe mạnh, các thay đổi đó đều nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được và cơ thể lúc này cũng phải có những thay đổi để giúp cải thiện sự thay đổi khí ôxy và cacbonic. Nếu các bà mẹ trước khi có thai đã luyện tập yoga thì dung lượng không khí trao đổi khi hô hấp đã thường cao hơn người bình thường, khả năng cung cấp ôxy và đào thải cacbonic đều cao hơn người không luyện tập, nên khi có thai, các bà mẹ này sẽ dễ dàng thích nghi với tình trạng biến đổi về hô hấp.
Vì vậy, khi mang thai vẫn có thể và nên tiếp tục tập luyện yoga như lúc bình thường. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một số động tác khó không nên tập mà chủ yếu nên luyện thở. Hiện nay, tại một số bệnh viện phụ sản có lớp học hướng dẫn thai phụ tập thở để đẻ ít đau. Nói như vậy cũng có nghĩa mọi người từ trẻ đến già đều nên tập yoga.

Xem thêm:

download

Những điều cần thiết khi đi tập yoga cho bà bầu

Yoga có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp bạn hít thở và thư giãn, từ đó bạn có thể thích nghi nhanh với các nhu cầu thể chất trong thời kỳ mang thai, lúc chuyển dạ, sinh con và cả quá trình làm mẹ sau này. Yoga giúp bạn kiểm soát cảm xúc và cơ thể mình tốt hơn. Yoga cũng là một phương pháp hay để xoa dịu những căng thẳng về tinh thần lẫn thể chất mà bạn sẽ trải qua khi mang thai. Tham gia một lớp yoga cho bà bầu cũng là cách tuyệt vời để bạn gặp gỡ các bà mẹ tương lai khác và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm khi bước vào cuộc hành trình này.
Tuy nhiên, bạn cần để ý một vài điều sau:
  • Nếu bạn đang tham dự một lớp học yoga bình thường, không dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên nói với huấn luyện viên là bạn đang mang thai và đang ở tam cá nguyệt thứ mấy của thai kỳ.
  • Kể từ tam cá nguyệt thứ hai, bạn đừng tập bất kỳ tư thế nào liên quan đến lưng vì nó có thể sẽ làm giảm lượng máu đến tử cung.
  • Tránh tập những động tác làm căng cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đựng sự căng thẳng, căng cơ và các cơn đau khác do tác dụng của hormone relaxin gây ra để mở rộng tử cung và làm mềm các mô liên kết.
  • Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi trọng lượng bắt đầu thay đổi, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm vào tường hoặc sử dụng một chiếc ghế đỡ để hỗ trợ nhằm tránh nguy cơ mất cân bằng gây thương tích cho bạn và thai nhi.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thai phụ tập yoga trong phòng kín và quá nóng, sức nóng tỏa ra có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
  • Với những động tác uốn cong người về phía trước, xoay hông, ưỡn ngực và kéo giãn cột sống từ đỉnh đầu xuống đến xương cụt sẽ tạo ra không gian rộng hơn để các xương sườn di chuyển, nhờ đó thai phụ thở dễ dàng hơn.
  • Tư thế đứng tấn: Giữ xương chậu cố định, vùng bụng và xương cụt hơi hạ xuống thấp, tư thế này giúp thư giãn cơ mông và các cơ gấp ở hông nhằm giảm bớt hoặc ngăn chặn những cơn đau hông lan xuống mặt sau của chân, một tác dụng phụ thường gặp trong thai kỳ. Nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương cho các mô liên kết ổn định ở xương chậu của thai phụ.
  • Nếu đang rướn người về phía trước trong khi ngồi, bạn nên đặt một chiếc khăn hoặc dây đeo yoga sau bàn chân và giữ hai đầu khăn. Uốn cong người từ hông và nâng ngực để tránh chèn ép bụng. Nếu bụng quá lớn, bạn thử đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới mông để nâng cao cơ thể, chân mở rộng hơn, cách này tạo không gian lớn hơn để dễ đưa bụng về phía trước.
  • Khi thực hành tư thế vặn mình, nên vặn từ vai và lưng, tránh vặn từ thắt lưng để không tạo áp lực lên bụng. Vặn mình giúp bạn thoải mái, nhưng vặn quá nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn cảm thấy khó chịu, nên dừng tập. Có thể bạn cần điều chỉnh một số tư thế cho phù hợp vì cơ thể đã thay đổi. Một huấn luyện viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tùy chỉnh các động tác cho từng giai đoạn của thai kỳ.
Những tư thế an toàn cho bà bầu:
  • Thế cánh bướm
  • Thế con mèo/con bò
  • Thế rắn hổ mang. Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể tập động tác này với tư thế úp mặt xuống.
  • Ngồi gập và trườn người về phía trước, với những thay đổi như mô tả ở trên.
  • Nghiêng một bên
  • Thế chiếc ghế, với sự hỗ trợ của ghế.
    Thế tam giác: Chân dang ngang, một tay chạm mũi chân, tay kia giơ thẳng lên cao với sự hỗ trợ của ghế

Lưu ý khi tập yoga

Bác sĩ và các chuyên gia cho rằng tùy vào thể trạng và sức khỏe của mẹ mới có câu trả lời chính xác nhất cho từng trường hợp. Nhưng khi tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu, cần lưu ý:
  • Chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Cần tránh tập những tư thế đầu gối cao hơn khung xương chậu, vì những tư thế này khiến thai nhi không được đặt ở vị trí tốt nhất.
  • Lắng nghe cơ thể: Khi tập yoga, bà bầu cần chú ý lắng nghe cơ thể của mình. Bà bầu có thể tập chậm rãi và tuyệt đối tránh những tư thế vượt quá khả năng của mình và không nên tập quá sức và quá lâu.
  • Thời gian tập luyện từ 15 – 30 phút và không nên ăn uống ngay sau khi vừa tập xong.
  • Trong quá trình tập, nếu bà bầu cảm thấy khó thở, choáng váng, đau, ra máu,… cần dừng tập luyện ngay và trao đổi ngay với giáo viên hướng dẫn.
  • Trường hợp tuyệt đối không nên tập:Ngộ độc thai nghén; dọa sẩy thai; chóng mặt, buồn nôn, huyết áp cao và thấp; nhau tiền đạo; có tiền sử sinh non. Tuy nhiên, những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn vẫn an toàn cho bà bầu, giúp bà bầu an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, với những bà bầu gặp vấn đề ốm nghén, mệt mỏi trong giai đoạn đầu của thai kỳ rất cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhưng cũng không nên nằm quá nhiều, khiến các bà bầu mất đi năng lượng càng thêm mệt mỏi. Để loại bỏ chứng ốm nghén thai kỳ, bà bầu nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng sức đề kháng, quên đi các triệu chứng khó chịu trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, nếu bà bầu bị táo bón, cần trao đổi với chuyên viên tư vấn để được hướng dẫn thực hiện một số bài tập yoga cho bà bầu giúp ngăn ngừa táo bón.

Bạn chưa biết:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Có bầu có nên tập yoga không?"

Back To Top