Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu bị tiểu đường có sao không?

Bà bầu bị tiểu đường có sao không? Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc

Nguyên nhân bà bầu bị tiểu đường

Khi mang thai, hệ thống nội tiết tố, tình trạng chuyển hóa và sự tạo thành các hormone của cơ thể người phụ nữ bị thay đổi và xáo trộn. Sự xáo trộn trong đó cũng ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất và sử dụng insulin. Hậu quả là gây nên một lượng đường cao quá mức hoặc thấp quá trong máu bà mẹ. Chuyện này cũng gây nhiều ảnh hưởng trầm trọng về sức khỏe cho thai nhi và làm cho bà mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ.
Tiểu đường là một bệnh lý hay gặp, chiếm 60 – 70% các bệnh nội tiết. Trên thế giới, bệnh đã có từ lâu, nhưng đặc iệt phát triển trong những năm gần đây và tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế – xã hội. Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường tăng lên nhiều lần khi người mắc bệnh là phụ nữ mang thai. Tiểu đường khi mang thai phần nhiều phát sinh ở nữa đầu của thai kỳ, chủ yếu liên quan đến việc thai nhi hấp thu đường glucoza và acid amin. Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng kháng insulin, khiến cho insulin tiết ra không đầy đủ. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như dễ gây sảy thai, tăng huyết áp, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Bệnh xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa đường khi thai nghén, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết bệnh lý. Trong số các trường hợp được chẩn đoán trong thai kỳ, có khoảng 10% đã bị bệnh từ trước khi mang thai và đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ rất cao.
Phụ nữ có thai mắc bệnh tiểu đường không phải là ít, có khoảng 0,1 – 0,5 % thai phụ mắc căn bệnh này, cộng thêm khoảng 2,5% mới mắc khi mang thai.
Xem thêm:

download (2)

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới thai kỳ

Khi mang thai, người phụ nữ có những thay đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên có thể coi thai nghén là một yếu tố sinh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng thêm.
Với mẹ: Thai phụ bị tiểu đường khi mang thai có nguy cơ bị các tai biến sản khoa cao hơn thai phụ bình thường như tăng huyết áp (khoảng 10%). Tỷ lệ tiền sản giật ở người bị tiểu đường khi mang thai cao (khoảng 12%) so với người có thai bình thường (chỉ khoảng 8%). Tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên nếu kiểm soát không tốt glucose máu ở 3 tháng đầu. Lâu dài bệnh không được kiểm soát có thể chuyển sang tiểu đường type 2.
Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin.
Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ.

Lưu ý khi mắc bệnh tiểu đường

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường khi mang thai, các bà bầu cần chủ động phòng tránh và hạn chế những tác hại xấu do bệnh gây ra.
– Chú ý đến chế độ ăn uống: Nhiều gia đình có thai phụ sẽ tẩm bổ nhiều món ăn bổ dưỡng nhưng đâu biết rằng, đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tiểu khi mang thai. Chính vì thế, bà bầu nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh để tăng cân quá nhiều…
– Ăn đồ ăn nhiều đồ ăn chứa Cacbolhydrat: Trong các bữa ăn nhẹ của các bà bầu nên bổ sung các đồ ăn nhẹ chứa nhiều Cacbolhydrat như: nước hoa quả, bánh kẹo…
– Kiểm soát lượng đường trong máu: Bạn nên thường xuyên theo dõi đường huyết của mình, giữ cho đường huyết ổn định trước khi có ý định mang thai và trong suốt thai kì. Bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày bằng máy thử đường huyết hiện có trên thị trường.
Qua bài viết bà bầu bị tiểu đường có sao không của lamphongchina.com có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu bị tiểu đường có sao không?"

Back To Top