Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu đau dây chằng khi mang thai

Bà bầu đau dây chằng khi mang thai. Đau dây chằng chỉ là một biểu hiện của tử cung đang lớn dần lên.Vì vậy thông thường hiện tượng này sẽ xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai, khi bé đã lớn lên khá nhiều.

Nguyên nhân gây đau dây chằng khi mang thai

Khi mang thai, các dây chằng trở nên căng và dày để hỗ trợ cho tử cung. Điều đó khiến thai phụ có cảm giác đau ở cả hai bên bụng, do dây chằng tròn trở nên mở rộng và kéo giãn ra. Các dây chằng tròn bao quanh tử cung và giữ thai “lơ lửng’ trong bụng của bạn. Khi tử cung phát triển, các dây chằng sẽ bị kéo dài ra. Việc bị kéo và kéo dài này sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh gần đó, gây ra đau đớn và khó chịu. Khi tử cung bình thường lệch sang bên phải, bạn có thể sẽ bị đau nhiều hơn. Nhìn chung khi nghỉ ngơi, bạn sẽ cảm thấy ít đau, trừ khi đột nhiên chuyển sang một bên. Tập thể dục có thể làm cho cơn đau nặng hơn, nên bạn cần phải giảm chế độ luyện tập trong thời gian tiếp theo.

Xem thêm:

download (11)

Triệu chứng đau dây chằng ở bà bầu

– Đau khi đột ngột thay đổi vị trí.
– Đau khi đứng hay ngồi lâu.
– Đau khi làm việc hoặc đi bộ quá nhiều.
– Cơn đau diễn ra thường xuyên ở vùng xương chậu, khung xương chậu, lưng đùi hoặc bụng.
– Cảm giác nặng trịch ở vùng xương chậu, đau ê ẩm và nỗi ám ảnh em bé như sắp ‘rơi’.
– Có một điều khá lạ là việc đau dây chằng thường xuất hiện ở các bà mẹ sinh con nhiều lần hơn là các bà mẹ sinh con lần đầu.
Nếu bạn trải qua cơn đau với các dấu hiệu và triệu chứng như trên kèm theo đau dữ dội, đau kéo dài, chảy máu, co thắt, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa… thì nên lập tức đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Biện pháp khắc phục chứng đau dây chằng

Dùng thuốc giảm đau
Bạn có thể sử dụng Paracetamol để giúp làm giảm các cơn đau dây chằng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên được tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Dùng đai đỡ bụng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đai đỡ bụng giúp chống đau lưng cho bà bầu, sử dụng hiệu quả khi bà bầu phải di chuyển đường dài bằng ô tô, hoặc phải đi bộ nhiều
Tư thế khi ngủ
Các bà bầu nên nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng, đặt một chiếc gối ở dưới bụng và một chiếc kẹp giữa 2 chân. Khi đang ngồi mà cảm giác đau hãy đứng lên hoặc nằm xuống từ từ để được thư giãn.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Các bà bầu nên có một chế độ làm việc nhẹ nhàng, thư giãn, tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi làm việc mà cảm giác bị đau thì hãy ngừng lại công việc một chút, thư giãn, cho đến khi cơn đau giảm hẳn mới nên quay lại làm việc. Đừng nên gắng sức vì như thế có thể sẽ gây nguy hiểm. Nếu tính chất công việc đòi hỏi bạn phải ngồi liên tục, hãy cố gắng thỉnh thoảng đi qua đi lại.
Tư vấn bác sĩ về tình trạng của mình
Nếu cơn đau kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng như đau dữ dội, sốt, ớn lạnh, buồn nôn…hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất cho tình trạng của bạn.

Bạn chưa biết:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu đau dây chằng khi mang thai"

Back To Top