Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Những tư thế chuẩn cho bà bầu

những tư thế chuẩn cho bà bầu. Khi mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng, thăm khám định kỳ, thì những tư thế, động tác trong sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Dưới đây là những tư thế ngồi và nằm tốt khi mang thai để mẹ đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.

Tư thế nằm tốt khi mang thai

Trong 16 tuần đầu mang thai, mẹ hãy chọn tư thế nằm ngửa, chân có thể gác trên một chiếc gối để thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, đến giai đoạn gần sinh, cả phần bụng gần như bị tử cung chiếm hết. Nếu mẹ vẫn nằm ngửa thì tử cung sẽ đè lên động mạch chủ sau tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung sẽ giảm rõ rệt và trực tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng, cũng như sự phát dục của thai nhi.
Ngoài ra khi nằm ngửa, còn có thể tạo thành tĩnh mạch chi dưới bị co phồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Thế nên từ tuần thứ 16 trở đi, mẹ hãy chọn tư thế nằm nghiêng vì vừa có lợi cho cảm giác căng cơ, giải toải mệt mỏi, vừa tránh cho phần bụng to lớn đè lên mạch máu chính.
Nằm nghiêng trái hay nghiêng phải đều được, chỉ cần mẹ cảm thấy thoải mái là ổn, có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để chống đỡ phần bụng khi nằm nghiêng, hai chân cũng nên hơi co một chút. Đương nhiên còn một tư thế ngủ nữa mà các bà bầu cần hết sức tránh đó là nằm nghiêng theo kiểu co lưng (còn gọi là lưng tôm).
Tuy nói nằm nghiêng bên nào cũng được, nhưng thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể sẽ bất lợi cho sự phát dục của thai nhi và quá trình sinh nở. Nguyên nhân là do tử cung không ngừng lớn lên, các cơ quan khác trong bụng cũng bị chèn ép. Do vậy nếu mẹ hay nằm nghiêng bên phải có thể khiến niêm mạc tử cung bị căng, mạch máu bị kéo dãn và ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi, dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy mãn tính. Vì vậy tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu vẫn là nằm nghiêng bên trái.

Xem thêm:

download (10)

Tư thế ngồi

Ngồi thẳng, sâu vào phía trong ghế, lưng tựa vào lưng ghế.
Khi ngồi, nên đặt mông xuống phía ngoài của ghế rồi mới đẩy mông vào phía trong ghế.
Đối với bà bầu làm công việc văn phòng, cần thay đối khỏi tư thế ngồi cách khoảng 1 giờ và đi lại để máu lưu thông đều, tránh bị bệnh trĩ.
Không nên:
  • Ngồi không có tựa lưng sẽ khiến các bầu bị đau lưng. Tốt nhất, khi ngồi phải được hỗ trợ bằng vật tựa và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp nhé.
  • Ngồi ngửa người: một số bà bầu lại thích ngửa người ra khi ngồi, bụng cao và vai buông thõng. Tuy nhiên, tư thế ngồi này không vì khiến phần lưng dưới bị căng thẳng và rất dễ gây đau lưng.
  • Ngồi bắt chéo chân hay gập gối sẽ hạn chế sự lưu thông máu, khiến máu dồn về chân nhiều hơn dẫn đến hiện tượng phù chân càng nặng hơn.
  • Ngồi nửa mông, gây áp lực nhiều hơn lên cột sống, đau nhức ở lưng.
  • Ngồi gập người về phía trước vì sẽ tạo áp lực lên bụng, khiến mẹ bầu không thoải mái mà lại nguy hiểm cho thai nhi.
Vấn đề đi đứng, sinh hoạt dù rất nhỏ, tưởng như không quan trọng nhưng nếu để xảy ra dù là sơ suất rất nhỏ thì cả mẹ và thai nhi đều có thể gặp phải nguy hiểm hay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Chăm sóc sức khỏe bà bầu tốt nhất là nên bắt đầu từ những việc đơn giản nhất, các tư thế đúng trong sinh hoạt hoàn toàn không khó thực hiện đúng không, vì vậy hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con yêu, ngoài ra, hãy cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất và một tinh thần thoải mái nhất, các bầu nhé!

Những điều bà bầu cần biết: Đi lại khi mang thai

Khi đi lại, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể. Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều.
Khi lên xuống cầu thang, hoặc bước lên những chỗ cao, mẹ bầu nên tận dụng tay vịn để tránh rủi ro té ngã. Nếu mẹ có thói quen đi bộ để rèn luyện sức khỏe trong thai kỳ, nêu lưu ý tập luyện vừa phải, dừng lại nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút ngay khi cảm thấy quá mệt. Khâu chọn giày dép cũng mẹ cũng cần lưu ý, nên chọn loại đế thấp, to bản, thông thoáng.
Tư thế đứng khi mang thai
Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, chân thẳng song song, hai bàn chân mở nhỏ hơn so với vai. Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể chia đều ra 2 chân, giảm bớt áp lực, mệt mỏi. Tránh đứng quá lâu để hạn chế tình trạng đau lưng, sưng phù chi dưới và co phồng tĩnh mạch. Tốt nhất, khi bắt buộc phải đứng, nên thay đổi vị trí chân trước chân sau, đồng thời ngồi xuống nghỉ ngơi đúng thời điểm để máu lưu thông và lưng thư giãn.

Xem thêm:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Những tư thế chuẩn cho bà bầu"

Back To Top