Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu thiếu axit folic có sao không?

Bà bầu thiếu axit folic có sao không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu thiếu Acid Folic trong khi mang thai, bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và nguy hiểm hơn là khuyết tật ống thần kinh thai nhi.

Bà bầu thiếu axit folic có sao không?

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và sự hình thành của tế bào máu.
Thiếu axit folic gây nên thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ – một dạng thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra. Các mẹ bầu thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.

Xem thêm:

download (9)

Bổ sung axit folic như thế nào?

Bổ sung từ thực phẩm
Các nguồn thực phẩm chính cung cấp axit folic cho mẹ bầu là các loại rau, gan động vật, lòng đỏ trứng, đậu nành, nấm men, trái cây. Cụ thể, các mẹ có thể ăn nhiều hơn những thực phẩm dưới đây nhé:
– Trước khi mang thai, quả bơ là nguồn dưỡng chất tuyệt hảo dành cho mẹ. Một nửa quả bơ chứa 90mcg folate. Không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega-3 (chất béo lành mạnh, tốt cho tim của mẹ và não của bé).
– Uống sữa có thể hấp thu được rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng một cách thuận tiện và hữu hiệu cho mẹ và bé.
– Măng tây là thức ăn có chứa hàm lượng axit folic cao nhất, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 microgam axit folic.
– Các loại vitamin như vitamin B9, vitamin A, vitamin D… chủ yếu tập trung ở lòng đỏ trứng gà. Lòng đỏ trứng còn chứa rất nhiều chất sắt, đây là nguồn thức ăn tốt để thai phụ bổ sung dinh dưỡng.
– Các loại đậu cũng có chứa axit folic cao, trong đó hàm lượng của đậu tương là cao nhất. Đậu tương có rất nhiều chế phẩm như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu phụ khô.
– Cam là loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, đồng thời cũng chứa rất nhiều axit folic. Ngoài ra, chất xơ phong phú của cam còn có thể làm giảm táo bón hiệu quả.
Bổ sung bằng thuốc
Mỗi người sẽ cần một lượng axit folic trong cơ thể khác nhau, vì vậy liều lượng uống thuốc bổ sung axit folic cũng không giống nhau. Khi dùng vitamin tổng hợp, các mẹ cần lưu ý đến thành phần có trong đó: hàm lượng vitamin A sử dụng không được phép vượt quá 0,77 mg mỗi ngày. Nếu mẹ dư thừa vitamin A, bé có thể bị những dị tật bẩm sinh. Các mẹ cũng nên chú ý xem hàm lượng axit folic trong đó có đủ hay không, nếu không đủ (cho nhu cầu riêng của mẹ), có thể đổi loại thuốc khác. Nên dùng những loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng, khi có nghi vấn, câu hỏi gì, cần hỏi ngay bác sĩ để được tư vấn. Nếu như không được bác sĩ cho phép, các mẹ cũng không nên bổ sung quá 1000 microgam (hay 1mg) axit folic mỗi ngày.

Liều lượng sử dụng axit folic trong thai kỳ

Mặc dù axit folic không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, nhưng không vì vậy bạn lại dùng quá liều. Một lượng lớn axit folic dư thừa trong cơ thể gây tác hại khá xấu cho sức khỏe. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tế bào mới dễ dẫn đến thoái hóa tủy sống. Đặc biệt, đối với trường hợp người có khối u, uống nhiều axit folic làm cho khối u phát triển nhanh hơn.
Ngoài ra, nhẹ hơn, mẹ bầu có thể phải đối mặt với chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa nếu bổ sung folate quá liều. Cách “chữa cháy” nhanh nhất lúc này đó là uống nhiều nước để đào thải bớt lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
Tùy theo thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ kê lượng folate phù hợp hằng ngày. Theo khuyến cáo, hướng dẫn chung là như sau:
-Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên dùng 400 microgram axit folic mỗi ngày.
-Bà bầu nên dùng 600 microgram axit folic mỗi ngày..
-Phụ nữ cho con bú nên uống hằng ngày 500 microgram.
-Trường hợp các mẹ con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não, và dự định sinh thêm con, nên hỏi bác sĩ trước khi uống. Thông thường những trường hợp này cần tới khoảng 4.000 microgram axit folic mỗi ngày.

Những lưu ý khi uống axit folic

– Nên uống axit folic giữa hai bữa ăn.
– Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, do đó, có thể uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây.
– Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu.

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu thiếu axit folic có sao không?"

Back To Top