Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Bà bầu đi tiểu nhiều có sao không?

Bà bầu đi tiểu nhiều có sao không? Cho dù có ngại ngùng vì tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai thì bạn cũng đừng tránh uống nước nhé, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đấy.

Nguyên nhân

Thai chèn ép vào bàng quang:
– Ở thời kỳ đầu thai nghén tử cung phát triển nhanh, ép vào sát mặt sau của bàng quang và đẩy bàng quang lên phía trên, từ đó kích thích bàng quang, tạo nên hiện tượng tiểu nhiều, tiểu rắt
– Ở thời kỳ giữa thai nghén, tử cung lên cao, không ép vào bàng quang nữa, giải trừ sức ép của bàng quang. Song cuối thời kỳ thai nghén, đầu thai nhi nằm trong xương chậu lại ép vào bàng quang, khiến dung tích bàng quang lại bị thu hẹp.
Sự thay đổi nội tiết tố: Một thời gian ngắn sau khi có thai, những thay đổi của nội tiết tố khiến máu chảy qua thận nhanh hơn, làm bàng quang nhanh đầy hơn.
Tăng sự đào thải ở thận: Trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên đến 50% so với trước khi có thai. Điều này dẫn đến rất nhiều chất lỏng dư thừa được xử lý thông qua thận và cuối cùng dẫn đến bàng quang.

Xem thêm:

images

Biện pháp khắc phục

Thư giãn
Tâm lý căng thẳng có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn đối với cả người không bầu bí. Vì vậy, các mẹ cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, đặc biệt đừng bao giờ coi việc đi tiểu nhiều là vấn đề quá rắc rối.
Cố gắng đi tiểu hết
Nghiêng người về phía trước khi đi tiểu giúp sản phẩm trong bàng quang đi hết ra ngoài, sẽ giúp mẹ bớt buồn tiểu sớm hơn.
Phòng chống phù nề
Mẹ bầu không nên ngồi quá nhiều và quá lâu một chỗ. Thay vào đó hãy chăm chỉ đứng lên, đi lại. Mẹ cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi bằng cách nằm xuống và gác chân lên cao một chút sẽ giúp giảm hiện tượng tăng tĩnh mạch, chống phù nề. Ăn nhạt một chút cũng là cách phòng ngừa phù nề hiệu quả cho mẹ bầu.
Uống ít nước trước giờ ngủ
1-2 giờ trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều. Hãy cố gắng uống đủ nước trong ngày là được.
Hạn chế đồ uống lợi tiểu
Những đồ uống, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… nên hạn chế trong thai kỳ hoặc không nên sử dụng trước giờ đi ngủ.

Nhịn tiểu có gây ra són tiểu hay không?

Nhiều phụ nữ được chẩn đoán són tiểu do căng thẳng khi mang thai. Họ có thể bị són tiểu khi ho, cười, hắt hơi, nâng vật nặng hoặc làm một số động tác tập thể dục như đi bộ nhanh. Tình trạng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc giai đoạn hậu sản. Bạn có thể hạn chế són tiểu phần nào bằng cách không nhịn tiểu để bàng quang không bị căng nước quá lâu.
Tập Kegel để tăng cường lực của các cơ bắp vùng chậu có thể giúp giảm thiểu việc không kiểm soát được đường tiểu của mình. Việc bắt đầu bài tập Kegel sớm trong thai kỳ và duy trì sau khi sinh là rất tốt cho phụ nữ và còn tốt hơn nữa nếu nó trở thành thói quen tập luyện suốt đời.
Cuối cùng, đừng quên đi tiểu trước khi tập thể dục. Nếu vẫn còn lo ngại tình trạng són tiểu, bạn nên mang một miếng băng vệ sinh hàng ngày để đề phòng.

Khi nào cần phải đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường bên cạnh hiện tượng đi tiểu nhiều như: tiểu cấp, tiểu rát, tiểu đau buốt, són tiểu hay những dấu hiệu bất thường ở nước tiểu như tiểu ra máu, mủ… thì bạn cần kịp thời đi khám bác sĩ.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý uống thuốc với bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra và tất cả các loại thuốc bạn sử dụng đều phải thông qua ý kiến của bác sỹ, kể cả loại thuốc mà trước khi mang thai bạn đã sử dụng thường xuyên và nó có tác dụng tốt với bạn.

Từ khóa liên quan:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Bà bầu đi tiểu nhiều có sao không?"

Back To Top