Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Những cách chữa nghén cho bà bầu bằng gừng

những cách chữa nghén cho bà bầu bằng gừng. Ốm nghén là triệu chứng phổ biến mà hầu hết bà bầu đều gặp phải. Hôm nay chúng tôi sẽ chỉ ra một loại thực phẩm rất đơn giản: gừng tươi trị ốm nghén cho bà bầu.

Hiện tượng ốm nghén ở bà bầu

Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là buồn nôn, và với đa số bà bầu thì triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, với một số người thì nó lại diễn ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân (5% hoặc nhiều hơn), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.
Chứng ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vàokhoảng tuần 4-6 của thai kỳ, dù hầu hết thường làvào khoảng tuần 8-12. Với một số phụ nữ,tình trạngnày thậm chí tiếp tục cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20.
Người ta thường thấy rằng những bà bầu bị chứng ốm nghén nặng thì lại ít có khả năng bị sẩy thai. Việc gia tăng các hoóc môn thai kỳ gây ra triệu chứng buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy thai của họ ổn định hơn. Mặc dùbiết mức độ dao động của hoóc môn chắc chắn có đóng một vai trò nào đó, nhưng người ta vẫn chưa thể hiểu rõ được nguyên nhân thực sự của chứngốmnghén nặng này. Chỉ có thể đảm bảo 100% rằng, sau khi em bé được sinh ra thì triệu chứng này sẽhầu như hoàn toàn dứt hẳn.
Những bà bầu bị ốm nghén nặng thường lo lắng con mình sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tối ưu. Tuy nhiên trênthực tế, đa số trường hợpcác bé đều ổn. Tạo hóa thật tuyệt vời khi cho thai nhithành thạo trong việc tự lấy những gì cần cho bản thân chúng trước tiên,và khi đóngười mẹ mới chính là người bị thiếu hụt. Trong những tình huống mà người mẹ không thể ăn hoặc uống vào bất kỳ một thứ gì thì chắc chắn là cần phải nhập viện.

Xem thêm:

download (9)
Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng
  •  Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.
  •  Tiểu đường thai kỳ.
  •  Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.
  •  Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng
  • Khókiểm soát, nôn mửa liên tục.
  •  Mất nước và tiểu ít.
  •  Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.
  •  Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

Những bài thuốc trị nghén với gừng tươi

Cách 1: Đây là cách làm rất đơn giản. Khi các bầu có cảm giác buồn nôn thì có thể ngậm ngay 1 lát gừng tươi sẽ trị cơn nghén tức thì. Mỗi buổi tối, trong thời gian nghén, vừa nằm xuống ngủ là mình đã muốn ói hết những gì muốn ăn. Lúc đó, mình ngậm ngay một lát gừng, hết lát đó thì ngậm thêm lát nữa rồi ngủ luôn tới sáng. Ngoài ra, các bầu có thể mua kẹo gừng để ngậm, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi.
Cách 2: Trà gừng: các bầu có thể mua trà gừng trong túi lọc có bán ngoài thị trường hoặc cắt vài lát gừng tươi, hãm với nước sôi để uống. Ngoài ra, bầu có thể cho vài vỏ quýt thái sợi vào ấm trà gừng và đun sôi lại trên bếp trong khoảng 20 phút là có thể uống được.
Cách 3: Nước mía + gừng: Đây vừa là thức uống giúp làm giảm tình trạng ốm nghén vừa rất bổ dưỡng đấy các bạn nhé. Với một cốc nước mía, bà bầu có thể cho vài giọt nước cốt gừng, có thể hâm nóng rồi hãy uống cho an toàn nhé.
Cách 4: Ô mai và gừng tươi, đường trắng cho vào nước đun sôi. Các bầu có thể chia thức uống ngày làm 2 lần, có tác dụng giảm nôn ói rất hay.
Cách 5: Kết hợp dứa, táo, cà rốt và gừng thành hỗn hợp sinh tố và uống mỗi ngày có tác dụng trị nghén cho bà bầu rất tốt.
Cách 6: Nước gừng + nước chanh + nước bạc hà + mật ong: 1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa mật ong. Trộn đều các thứ với nhau để uống 3 – 4 lần mỗi ngày.
Cách 7: Lá tía tô + vỏ quýt + gừng tươi: lá tía tô, gừng tươi, vỏ quýt đều có công dụng tiêu đờm, khắc phục được tình trạng ốm nghén cho bà bầu. Các bầu có thể làm theo cách như sau: Lá tía tô 20g, vỏ quýt 6g, gừng tươi 3 lát. Đem nấu uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Các bầu cũng nên lưu ý về lưu lượng khi gừng tươi trị ốm nghén vì gừng có vị cay nóng, nên các bạn chỉ uống một lượng vừa đủ để tránh tình trạng táo bón đồng thời tăng cường ăn rau xanh.

Một số lưu ý khác cho bà bầu khi bị nghén

Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý những điểm sau:
– Ăn thành nhiều bữa: Khi ốm nghén, các bầu sẽ có cảm giác chán ăn và mệt mỏi. Bạn cũng sợ ăn vào lại ói tiếp. Nhưng không vì thế mà chúng ta lại lười ăn đâu nhé. Kinh nghiệm mà mình có được là các bầu không được để bụng đói, vì đói sẽ làm cho tình trạng ốm nghén gia tăng. Tốt nhất là chúng ta nên ăn ít nhưng ăn làm nhiều bữa trong ngày.
– Tăng cường ăn các chất nhiều dinh dưỡng: thời gian bầu bí, các bạn cần ăn nhiều thịt bò, trứng gà, rau xanh (không ăn rau sống vì dễ gây tiêu chảy). Tránh ăn những thức ăn để lâu ngày hoặc thức ăn quá lạnh, tốt nhất các bầu nên ăn chín, ăn nóng, uống sôi nhé.
– Uống sắt và thuốc vitamin sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
– Khám thai định kỳ cũng là điều rất quan trọng nhé các mẹ. Nếu trong thời gian nghén, các bầu cảm thấy quá mệt và ói liên tục thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và đưa giải pháp giúp cải thiện sức khỏe cho bạn nhé.

Bạn chưa biết:

Bình Luận

0 Komentar untuk "Những cách chữa nghén cho bà bầu bằng gừng"

Back To Top