Hiểu biết khi mang thai sẽ là cẩm nang kiến thức giúp các mẹ sẵn sàng hơn trong việc làm mẹ của mình

Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm không?

Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm không? Giãn não thất ở thai nhi là một trong những dị tật nguy hiểm, có thể dẫn đến rối loạn chức năng một số cơ quan trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thậm chí, một vài trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải yêu cầu bạn chấm dứt thai kỳ

Giãn não thất ở thai nhi là gì?

Bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ, các khoang não thất sẽ sản sinh ra tủy sống. Phần dịch tủy này sẽ di chuyển thông qua các khoang rồi mới hấp thụ vào não. Vì vậy, nếu phần dịch tủy này bị ứ đọng, chứng giãn não thất sẽ hình thành. Não thất càng giãn nhiều, các mô não sẽ càng ít đi và tất nhiên, nguy hiểm với trẻ cũng cao hơn rất nhiều. Giãn não thất có đường kính 15 mm được gọi là não úng thủy, một dị tật thần kinh nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau khi sinh.
Bất thường nhiễm sắc thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng giãn não thất ở thai nhi. Ngoài ra, nhiễm trùng, xuất huyết hoặc các dị tật thần kinh khác như hội chứng chiari, thoát vị màng não hoặc do các bất thường hố sau cũng có thể là “thủ phạm”.

Xem thêm:

download (1)

Nguyên nhân của chứng giãn não thất

– Có 10% trường hợp thai nhi bị giãn não thất là do bất thường nhiễm sắc thể, xuất huyết hay nhiễm trùng gây ra.
– Do não úng thủy hoặc do các dị tật khác ở não gây ra như: hội chứng chiari, thoát vị màng não hoặc do các bất thường hố sau.
– Do hội chứng dandy walker và 2-10% kèm theo úng thủy não, bệnh này có tính di truyền nhiễm sắc thể X, chủ yếu ở các bé trai.
Nguy hiểm khi thai nhi bị giãn não thất
Tùy mức độ nặng nhẹ, giãn não thất có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
– Giãn não thất ở mức độ nhẹ, có đường kính khoảng 10 mm sẽ gây ra các rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh hoặc có thể khiến thai nhi tử vong trước và sau khi sinh.Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp giãn não thất 10 mm nhưng trẻ vẫn được sinh ra và phát triển bình thường.
– Giãn não thất ở mức độ nặng, có đường kính trên 10 mm như não úng thủy có thể dẫn đến rối loạn chứng năng não, bị liệt các chi sau sinh. Trong những trường hợp này, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn chấm dứt thai kỳ để tránh gánh nặng cho gia đình và xã hội về sau.

Cách chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán: Để phát hiện giãn não thất ở thai nhi, người ta dựa vào AFP, siêu âm và chọc dò ối để phát hiện các bất thường về nhiềm sắc thể.
Cách điều trị: Tùy theo mức độ giãn não thất và úng thủy não mà cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, giãn não thất rất khó để tiên đoán được sự phát triển nên không thể chẩn đoán và đưa ra cách điều trị tốt nhất.
Trong trường hợp giãn não thất quá to, kết hợp với các dị tật khác, hoặc có kết luận là rối loạn nhiễm sắc thể. Thì các bác sĩ sẽ tư vấn để người mẹ phải loại bỏ thai nhi, để tránh hậu gánh nặng cho gia đình và xã hội về sau.
Làm gì khi thai nhi bị giãn não thất
– Trong 3 tháng giữa thai kỳ, nếu siêu âm phát hiện não thất có kích thước dưới 10mm, thì không đáng lo ngại. Chỉ cần thường xuyên thăm khám bác sĩ theo định kỳ để theo dõi, không cần can thiệp hay quá lo lắng.
– Giãn não thất nhẹ là sự thay đổi bình thường, do tác động phụ của những dị tật khác gây ra. Vì thế, khi phát hiện cần kiểm tra và siêu âm kỹ lưỡng với tim và não của thai nhi khi xảy ra hiện tượng bị giãn não thất.
Tùy theo mức độ mà các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thế, hay xét nghiệm virius gây bệnh não úng thủy. Nếu kết quả xét nghiệm không có những bất thường, sẽ tiếp tục theo dõi và chăm sóc cho đến khi sinh.

Bình Luận

0 Komentar untuk "Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm không?"

Back To Top